ATMT Trẻ em Hiểu về trẻ em Sự hình thành ý chí ở trẻ nhỏ

Sự hình thành ý chí ở trẻ nhỏ

Trần Minh Hải,

Sức mạnh nội tại – ý chí – hành động tự chủ

Mọi sự sống được thôi thúc bởi một sức mạnh nội tại :: horme hướng tới quá trình tiến hoá. Quá trình tiến hoá tuân theo quy luật tự nhiên. Ý chí của con người là biểu hiện của sức mạnh nội tại và nó định hình nên hành vi con người.

Ý chí là một lực tự nhiên thúc đẩy con người chúng ta thực hiện hành động có lợi cho cuộc sống của mình. Ý chí phải được phát triển tuân theo quy luật tự nhiên. Nhiệm vụ của đứa trẻ là trưởng thành. Ý chí của đứa trẻ thúc đẩy trẻ trưởng thành và phát triển. Ý chí của con người (đứa trẻ) không dẫn đến vô kỉ luật hay bạo lực. Vô kỉ luật và bạo lực là biểu hiện của phát triển lệch chuẩn.

Ở trẻ em, sức mạnh nội tại chuyển thành ý chí ngay khi trẻ làm được một hành động tự chủ (có ý thức) và ý chí được phát triển trong nội tại bằng kinh nghiệm (trải nghiệm với môi trường).

Nhiệm vụ của người lớn là tu dưỡng ý chí, không phải bẻ gãy ý chí của đứa trẻ. Đứa trẻ lúc còn nhỏ không làm được theo ý muốn của người lớn do trẻ chưa có ý thức, mà người lớn gán ghép rằng trẻ đã có ý thức mà điều khiển trẻ làm theo ý mình là đang muốn bẻ gẫy ý chí của trẻ. Việc bẻ gẫy ý chí của trẻ vô cùng dễ dàng, có thể thành công ngay lập tức, nhưng việc hình thành nên ý chí là một quá trình lâu dài và chậm chạp. [1]

Đứa bé đang tập leo cầu thang. Nếu người mẹ chỉ cần nói “không được leo lên” con sẽ sốc. Đứa trẻ, còn chưa có tính cách sẽ, leo lên lại. Người mẹ la tiếp, mạnh hơn. Bé sẽ tiếp tục, mẹ vẫn khăng khăng ngăn cấm. Bé vẫn leo lên, người mẹ túm lấy bắt xuống… Ý chí dẫn dắt đứa bé hành động, nhưng luôn bị hành động của người mẹ ngăn cản. Người mẹ đã luôn luôn ngăn cản ý chí của đứa trẻ. Việc này lặp lại nhiều lần, dần dần hình thành tính cách của đứa trẻ. Đứa trẻ sẽ phát triển lệch lạc theo hai cực bất thường, trở nên nhút nhát hoặc bướng bỉnh… Nếu cũng như vậy mà mẹ để con leo, mẹ đứng gần để giữ được con nếu con té, mẹ chỉ nhắc con chú ý bàn chân chỗ này, bàn tay bám chặt chỗ kia (nếu con cần). Đứa trẻ, không cần phải hoảng sợ, hay phải cáu gắt và ăn vạ để được làm việc mình muốn. Đứa bé không bị sốc, trẻ hình thành tính cách tự tin, hiền lành.

Nền giáo dục mà thầy cô / cha mẹ có nhiệm vụ dạy dỗ và làm gương, trẻ chỉ cần nghe lời và bắt chước làm kiềm hãm trí tưởng tượng và bẻ gãy ý chí của trẻ. Như vậy thì trí tưởng tượng và ý chí của trẻ bị kiềm hãm trong giới hạn do người lớn đưa ra. Nếu giáo dục là phải bẻ gẫy ý chí của cá nhân để đứa trẻ có thể vâng lời nghĩa là đứa trẻ phải chấp nhận và thực hiện theo ý chí của người khác. Xét về mặt giáo dục trí tuệ, điều đó có nghĩa là muốn trẻ nạp được văn hoá vào tâm trí trẻ thì ta phải huỷ diệt trí thông minh của trẻ. Điều này hoàn toàn sai lầm! [1]

Trong quá trình phát triển ý chí, sự vâng lời hình thành một cách tự nhiên. Vâng lời là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển ý chí. Trẻ có quyết định làm theo ý muốn của người khác thể hiện lòng kính trọng, sự thừa nhận tài năng của người đó – thứ khiến trẻ tự hào và hài lòng với bản thân. Trẻ ngưỡng mộ người nào thì trẻ có thể vâng lời người đó. Trẻ vâng lời có ý thức và do ý chí điều khiển. [1]

Trường lớp và gia đình mà thoả mãn với cấp độ thứ hai của sự vâng lời, nghĩa là trẻ nghe lời không thắc mắc. Điều đó dẫn tới nguy cơ là trẻ nghe lời bất cứ người nào, kể cả người lạ, người xấu.

Trẻ vui vẻ sẽ dễ dàng hợp tác, vâng lời. Khi trẻ thoả mãn với những hoạt động phù hợp với nhu cầu của bản thân, trẻ sẽ tự nguyện vâng lời, nhưng đồng thời có hiểu biết và chỉ vâng lời người mà trẻ nể phục, chỉ làm việc mà trẻ cho là đúng. Vì vậy, người lớn chỉ làm việc đúng, trẻ hấp thu được điều này.

Liên kết chọn lọc

Sách

Tài liệu tham khảo

  1. Maria Montessori. Trí tuệ thẩm thấu. The absorbent mind. 1949. Bản tiếng Pháp L’esprit absorbant de l’enfant – Fnac

Hướng dẫn trích dẫn hay phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Trẻ em - Chủ đề

Trẻ em - Bài mới

Giáo dục vì hòa bình

304FansLike
0SubscribersSubscribe
Mon jeu préféré : Tamashido AvancéTamashido - la voie des billes

An toàn Môi trường