ATMT Trẻ em Các nguyên tắc giáo dục Quy trình làm mẫu - thực hành dành cho trẻ 0 – 6 tuổi...

Quy trình làm mẫu – thực hành dành cho trẻ 0 – 6 tuổi (Montessori)

Trần Minh Hải,

Ứng dụng

Khi trẻ muốn chơi một đồ chơi nào đó, người lớn có thể giới thiệu với bé theo cách này để bé luyện tập ghi nhớ, kĩ năng điều hành, động não, tập trung, kiên nhẫn…

Chỉ giới thiệu khi bé muốn chơi (hay sử dụng món đồ) vì bé phải đủ kiên nhẫn nghe giới thiệu, giải thích mục đích, xem làm mẫu. Chỉ khi có niềm ham thích trẻ mới mở lòng học hỏi, tạo kết nối trong não nhiều hơn.

Thứ tự thực hiện bao gồm các bước

  • Giới thiệu từ vựng về các dụng cụ trong bộ đồ chơi

Giơ vật lên, gọi tên, trẻ lặp lại tên.

  • Trình bày rõ ràng mục tiêu

Người lớn thông báo rõ ràng với trẻ về mục đích trò chơi. Không có mục tiêu xác định, trẻ không cần nhìn, không cần nhớ thông tin, không hình thành kế hoạch, không linh hoạt thay đổi chiến lược.

  • Trình diễn thực hiện chính xác và theo trật tự hợp lí

Sự chính xác và sự hợp lí (logic) của trình diễn tạo ra niềm vui ở trẻ em khi bé dùng đến chức năng điều hành để thực hiện điều mong muốn. Trẻ càng ghi nhớ thứ tự và độ chính xác của các cử chỉ; trẻ sẽ càng kiểm soát hành vi và càng biết thích nghi chỉnh sửa chiến lược để đạt được đến độ chính xác đề ra. Các điều kiện đòi hỏi về độ chính xác cao (đối với trẻ) và phải kiểm soát được bản thân đã tác động lên trẻ lên 3 tuổi khiến bé tập trung cao độ và thoả mãn trong vui vẻ. Làm mẫu thực hiện trong yên lặng để trẻ tập trung vào ghi nhớ hành động, chứ không phải lời nói. Khi trẻ đang phải tập trung, lời nói sẽ khiến trẻ sao nhãng.

  • Chờ tới lượt

Trong khi người lớn làm mẫu, trẻ phải chờ đợi cho hết phần trình diễn để được thực hiện. Trẻ phải kiểm soát mong muốn được thực hành cho tới khi người lớn làm xong phần trình diễn, vừa chờ đợi, và ghi nhớ các thao tác thực hành và mục tiêu. Cách này cực kì hiệu quả trong việc tập kiềm chế và luyện trí nhớ.

Trẻ tự phát hiện lỗi

Khi nói với trẻ là chúng ta sẽ trình diễn làm sao đi lại trong lớp, chúng ta cần phải chỉ ra cho trẻ chú ý tránh các tấm thảm. Nếu trẻ lỡ bước trên tấm thảm, chính bước chân này chỉ ra cho trẻ một lần nữa thông tin ngay lập tức: mình phải kiểm soát hành động của nhiều hơn. Tương tự đối với các trình diễn khác, nếu thảm không đứng nghĩa là thảm cuộn không đều, nếu dọn ghế có tiếng ồn có nghĩa là hành động quá mạnh… Suy nghĩ này diễn ra trong đầu trẻ.

  • “Cô làm mẫu cuộn thảm nhé. (…) Nhìn này, nếu thảm cuộn đều, nó sẽ đứng được!”
  • “Cô sẽ làm mẫu bước đi trong lớp. (…) Cháu nhìn thấy không? Cô tránh các tấm thảm.”
  • “Cô sẽ làm mẫu cách xếp gọn ghế lại. (…) Cháu có nghe thấy không ? Cô đã không tạo ra bất cứ tiếng ồn nào.”
  • “Cô sẽ làm mẫu cách ngồi xuống ghế. (…) Cháu có nghe thấy không, cô đã không làm ồn tí nào.”

Trẻ sau đó hoàn thiện một mình bằng cách lặp đi lặp lại và không cần giúp đỡ của người lớn nữa vì trẻ tự nhận ra lỗi để sửa. Trẻ có thể cuộn thảm hàng chục lần cho đến khi thảm đứng được. Vì vậy, nhiệm vụ của người lớn là không cản trở quá trình lặp lại liên tục này.

Làm mẫu cho từng cá nhân

Trẻ dưới 3 tuổi, khả năng kiểm soát ức chế và trí nhớ còn yếu. Khi làm mẫu với cùng lúc 2 hay 3 bạn, trẻ quên mất hành động do người lớn thực hiện, trong khi những bạn khác thực hiện lần lượt; trẻ không đủ kiên nhẫn chờ cho 2 hay 3 bạn chơi xong. Làm mẫu thực hiện với từng cá nhân tạo ra thử thách hấp dẫn mà không làm trẻ nản chí, trẻ có thể ghi nhớ, học cách kiểm soát bản thân trong suốt thời gian người lớn trình diễn. Cuối cũng, làm mẫu cho cá nhân là một cách giúp đỡ phù hợp để trẻ phát triển, không bao giờ làm thay.

Hơn nữa, tính cách cá nhân cho phép nhanh chóng nhận ra trẻ nào khó kiểm soát bản thân, khó ghi nhớ trong thời gian ngắn hay khó linh động thay đổi chiến lược khi có sai xót. Với những trẻ này, chúng ta phải kiên nhẫn hơn, tin tưởng, khuyến khích nhiều hơn, mỗi ngày mời trẻ chơi các hoạt động này để trẻ luyện tập, phát triển, và dần dần làm chủ kĩ năng điều hành. Vào một ngày đẹp trời đứa trẻ sẽ đạt thành tựu.

Video bài học cuộn thảm. https://www.youtube.com/watch?v=j97MZrrWioo&t=5s

Ghi chú

Tấm thảm này trẻ trải ra để chơi một món đồ chơi trên tấm thảm. Nó là giới hạn trong phạm vi hoạt động của trẻ để không làm phiền người khác. Các bài học phải thiết kế phù hợp với văn hóa, đời sống của con người ở địa phương. Đối với Việt Nam có thể là bài học cuộn chiếu thay vì cuộn thảm vì khí hậu nóng, người nghèo không có thảm.

Bạn chú ý cách cô giáo nói với trẻ rất chậm, thực hành rất chậm (nên làm) so với thực tế cha mẹ đang làm ở nhà với trẻ (không nên). Lí do là lứa tuổi nhỏ, trẻ không thể nắm được tất cả các ý để ghi nhớ và hiểu mà thực hành theo mong muốn cuả người khác. Trẻ chỉ có thể chụp lấy từng hình ảnh, lời rời rạc. Trẻ còn trong giai đoạn hình thành bộ não và luyện tập ghi nhớ.

Đây cũng là cách trẻ học ngôn ngữ, phát âm từ vựng rõ ràng và hiểu từ vựng.

Tài liệu tham khảo

  1. Entraînement des fonctions exécutives : premiers pas vers l’autonomie. https://lamaternelledesenfants.wordpress.com/2015/06/16/entrainement-des-fonctions-executives-premiers-pas-vers-lautonomie/

Hướng dẫn trích dẫn hay phát hành lại bài viết và hình ảnh của An toàn Môi trường

Bài liên quan

Trẻ em - Chủ đề

Trẻ em - Bài mới

Giáo dục vì hòa bình

304FansLike
0SubscribersSubscribe
Mon jeu préféré : Tamashido AvancéTamashido - la voie des billes

An toàn Môi trường